Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

TIỂU SỬ TIN MỪNG MATHÊU

1. Tác Giả
o Mathêu tiếng Hylạp là Maththaios, do tiếng Hip-ri: Mattai có nghĩa là Ơn Huệ của Thiên Chúa. Ngài còn có tên là Lêvi, người thu thuế thời Chúa Giêsu (Mt 9, 9; 10, 3 ; Mc 2, 14 ; Lc 5, 27).
o Tin mừng thánh Mathêu được viết bằng tiếng A-ram (tiếng của người Do thái thời Chúa Giêsu), nhưng bản nay đã bị mai một.
o Còn Mathêu qui điển mà chúng ta đang dùng là bảng Hi-lạp, mà Giám mục Papiat thế kỷ II (120) cho là bản dịch của bản văn A-ram.
o Tin mừng Mt sử dụng nguồn của Mc : nói và làm của Chúa Giêsu.
2. Thời Gian Sáng Tác
o Bản A-ram viết vào khoảng 40-50
o Bản Hy-lạp viết vào khoảng 80-90 tại Xy-ri-a Pha-les-tin, sau khi Giêrusalem bị tàn phá- Chúa Giêsu cũng đã nói về điều này (Mt 24, 4-36). Vì biến cố năm 70 ( từ năm 63 tcn, sứ Phaletin bị sát nhập vào đế quốc rôma, đến năm 66 dân nổi dậy – thất bại – Giêrusalem bị tàn phá) lãnh đạo Do thái Giam-ni-a đã “tuyệt thông” Kitô giáo.
o Đất nước Do thái chia làm ba miền:
• Miền bắc là Galilê: có 3 thành Nazareth, Caphanaum, hồ Tiberia.
• Samaria ở giữa
• Miềm nam là Giuđê : có thành Giêrusalem va Belem.
3. Mục Đích
o Viết cho những người Kitô hữu gốc Do thái (sống ở vùng Xy-ri-a Pha-les-tin) không nhận Đức Giêsu là Đấng Mêssia đã hứa: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (1, 20-23;16, 16; 27, 54..); Đấng mà Thiên Chúa đã hứa (1, 1. 20; 20, 30); Đấng cứu thoát muôn dân (2, 1-6 ; 28, 16-20)
o Chủ đề chung là về “Nước trời” ( 3 – 7).
o Lấy Cựu ước làm minh chứng Đức Giêsu là Đấng Mêssia Thiên Chúa đã hứa.
o Tm Mathêu mang đậm tính chất thần học hơn là lịch sử, vì Mathêu nói khía cạnh Đấng Cứu Độ rất nhiều.
4. Thể Loại Văn Chương
o Tin Mừng Mathêu có tổ chức và tính tổng hợp
o Văn chương như giọng cao thượng, những câu chuyện ngắn rõ ràng đặt Đức Giêsu làm trọng tâm.
o Ngôn ngữ, tập quán và tư tưởng thần học trong sách mang đậm nét màu sắc Phalestin, chỉ có người Do thái mới hiểu mà không cắt nghĩa như : Nghi lễ rửa tay khi dùng bữa (15, 2); nộp thuế thập phân (23, 23); mồ mả tô vôi (23, 27); đồ vật thánh (7, 6.11).
o Sử dụng thể văn châm ngôn và các bài diễn văn.
o TM Mathêu có thể gọi là sách của Giáo hội, vì luôn nói đến đời sống cộng đoàn.
o Mathêu góp nhặt những Lời giảng dạy của Chúa Giêsu thành một số đề tài về cộng đoàn và giáo lý.
5. Đạo Lý
a. Đức Giêsu là Đấng Mêssia mà Cựu ước đã loan báo
o Đức Giêsu xuất hiện như là Con vua Đavít (9, 27; 12, 23)
o Đức Giêsu là Đấng lập giao ước mới (5, 17-48).
b. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa
o Chúa Cha mạc khải ở sông Gio-đan ( 3, 17) và cuộc hiển dung 17, 5)
o Phêrô tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa (16, 16)
o Tự xưng với Thiên Chúa là Cha (11, 25; 12, 50; 17, 24-27)
c. Đấng sáng lập Hội thánh
o Hội thánh là cộng đoàn các môn đệ quay quanh Chúa Giêsu (11, 29; 23, 8).
o Trao quyền cho Phêrô (16, 18-19) và các tông đồ lãnh đạo (18, 18)
o Đặc biệt, Tm Mathêu hay có từ “ứng nghiệm” (4, 14; 5, 17; 8, 12…) để nói về Đức Giêsu.
6. Đặc tính của Tin Mừng Mathêu
Kết cấu Tin Mừng Mt bằng các con số 3, 5, 7, Theo Do thái các con số đều có ý nghĩa quan trong
o Số 3 : Con số 3 nói lên ý nghĩa trọn vẹn, tròn đầy từ Abraham đến Chúa Giáng sinh là đầy đủ : Mt 1, 1 – 17:
- Abraham - Vua Đavít : 14 đời (2 x 7) 3 ( 2 x 7 )
- Đavít – Thời lưu đày : 14 đời
- Thời lưu đày – Chúa Giáng sinh : 14 đời
-Ai Cập -- CGbS - ---tàn sát các hài nhi vô tội do Hêrôđê
- Công chúa nuôi ở Mađian---Môsê---tàn sát các hài nhi Do Thái do vua Pharaô (Xuất hành).
o Số 7 : Tượng trưng cho sự tròn đầy và hoàn hảo
- Tha thứ 70 lần 7 : (18, 22)
- Bảy quỷ - kéo thêm 7 thần khác : (12, 45)
- 7 anh em lấy vợ : (22, 25)
- 7 chiếc bánh và ít cá : (15, 34)
- 7 lời cầu xin trong kinh Lạy Cha : (6, 7)
o Số 5 : biểu thị tính chính luật và khuôn mẫu của đức tin
Số 5 ý tưởng song đối giữa luật cũ và luật mới (5, 20 – 48)

Luật Môsê (xưa) Luật Chúa Giêsu (mới)
- Chớ giết người
- Chớ ngoại tình
- Chớ bội thề
- Luật báo thù
- Ghét kẻ thù - Chớ giận anh em
- Chớ ao ước phạm tội trong lòng
- Đừng thề thốt
- Luật tha thứ
- Yêu kẻ thù
- 5 cô khôn ngoan và 5 cô khờ dại : ( 25, 1 – 13).
- 5 nén bạc : (25, 14 – 30 ; Lc 19, 13 : 10 nén)
- Cựu ước: Ngũ kinh - Tv : 1-41; 42-71; 73-89; 90-106; 107-150

BỐ CỤC
1. 1 – 2 : Thời thơ ấu
2. 3 – 4 :
3. 5 – 7 :Bài giảng trên núi
4. 8 – 9 :
5. 10 : Truyền giáo (Hội thánh)
6. 11 – 12 :
7. 13 : Mầu nhiệm Nước trời Các phần còn lại
8. 14 – 17 : là Trình thuật kể truyện
9. 18 : Cách sống trong Hội thánh
10. 19 – 23 :
11. 24 – 25 : Giảng cánh chung
12. 26 – 28 : Khổ nạn phục sinh

LƯỢC ĐỒ VÀ NỘI DUNG
LƯỢC ĐỒ VỀ NỘI DUNG TM- MATTHÊU
CÓ 5 PHẦN CHÍNH VÀ 2 PHẦN MỞ VÀ KẾT (5 +2 = 7)
1. Phần mở đầu (Chương 1 – 2 ): Thời thơ ấu
Gia phả (Mát. 1:1-17) (Lu.3:23-38)
• Con vua Đa-vít, cho nên Ngài là Đấng Messia
• Con của Abraham, nên Ngài không chỉ là Đấng Messia của dân Do Thái mà còn là Đấng Messia của hoàn vũ, của GH, của nhân loại.
• Như vậy, CGS là Môsê mới, Giao Ước mới, Xuất Hành mới và Giáo Hội mới.
2. Phần một (3 – 7): Công bố hiến chương Nước Trời
• Chương 3 – 4 : Trình thuật nói về sứ vụ của Gioan Tẩy Giả, và khởi đầu sứ vụ của CGS Chúa Giêsu cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả
• Chương 5 – 7 : Nói về bài giảng trên núi (Tám mối phúc và những ý tưởng song đối giữa luật cũ và luật mới). ĐGS là Môsê mới công bố lề luật mới ở trên núi cũng giống như Môsê xưa.
3. Phần hai(8 – 10): Rao giảng Nước Trời
a. Trình thuật : (8 – 9) trình thuật 10 phép lạ, chia làm 3 phần
• 3 phép là biểu hiện lòng nhân từ (8,1-15)
+ Chữa người phong hủi
+ Chữa người đầy tớ của viên đại đội trưởng
+ Chữa mẹ vợ ông Phêrô
• 3 phép lạ biểu lộ quyền năng của TC (8, 23-9, 8)
+ Dẹp yên biển động
+ Quỷ ám xuất ra và nhập vào bày heo
+ Chữa người bại liệt
• 4 phép lạ được thêm vào cho đủ số mười phép lạ (9,18-34)
+ Chữa người đàn bà bị băng huyết
+ Chữa con gái của kì mụ sống lại
+ Chữa hai người mù
+ Người bị quỷ ám
 Xen vào những phép lạ, có hai đoạn chuyển ý (8, 18-22) và (9, 9-17), nói đến ơn gọi làm tông đồ và các đòi hỏi cũng như cách nhưng không của lòng từ bi bác ái.
 Đoạn kết của phần trình thuật (9, 35-38) “Mùa màng thì nhiều và thợ gặt lại ít”. Đây là phần Mt dẫn xuống phần diễn từ.
b. Diễn từ truyền giáo: (10): CGS nói với các môn đệ.
• Ngài chỉ cho các tông đồ những điều phải giữ
• Báo trước cho các ông những cuộc bách hại
• Câu đầu của ch. 10, nói lên Chúa lập nhóm mười hai là những người thân cận của Chúa, là cột trụ GH.
4. Phần ba ( ch. 11 – 13 ,52): Nói về mầu nhiệm Nước Trời.
a. Trình thuật (ch.11 – 12): Diễn tả thái độ khác nhau của loài người.
• Sự ngạc nhiên của Thánh Gioan Tẩy Giả (ch.11,2-6), nói đến những kiến thức sơ lược về Đấng Messia cũng giống như như các ngôn sứ khác.
• Sự kiêu căng không đón nhận ánh sáng.
+ ĐGS quở trách những người chứng kiến phép lạ, không sám hối(11, 16-24)
+ ĐGS nói về thái độ giữ luật và ngày Sabath (ch.12,1-14).
+ Người Pharisêu cho rằng ĐGS dùng Bêendêbun để trừ quỷ (ch.12,24-25).
• Những người bé nhỏ có tâm hồn chính trực đón nhận sứ điệp của ĐGS và trở thành gia đình của Người (ch.11,25-27; 12,23.46-50)
• ĐGS nói những ai nghe và thực hành Ý Muốn của cha Ta trên trời, người ấy là cha me, anh chị em. ĐGS là vị Thày hiền lành và khiêm nhường Ngài đến chỉ dạy cho những người bé mọn (Ch.11,27-30; 12,15-21).
b. Diễn từ (ch.13): các dụ ngôn về Nước Trời.
• Nước Trời là mầu nhiệm thiêng liêng, khởi đi từ sự khiêm tốn của con người.
• Cho nên, Đức Giêsu sử dụng hình thức các dụ ngôn để ví von Nước Trời.

NHỮNG DỤ NGÔN QUAN TRỌNG TRONG TIN MỪNG
Theo thánh Mat-thêu
1. Người gieo giống : 13, 4-9. 18-23
2. Hạt giống tốt và cỏ lùng : 13, 24-30. 36-43
3. Hạt cải trở thành một cây lớn : 13, 31-32
4. Men trong bột : 13, 33
5. Kho tàng chôn giấu trong ruộng : 13, 44
6. Viên ngọc quý : 13, 45-46
7. Chiếc lưới bắt được đủ thứ cá : 13, 47-50
Trên là bảy dụ ngôn tiêu biểu của Mt
8. Con chiên lạc : 18,12-14
9. Người mắc nợ không biết thương xót : 18, 12-35
10. Chủ vườn nho và những người thợ giờ thứ mười một : 20, 1-16
11. Hai người con trai, một nói vâng và người kia nói không : 21, 28-32
12. Những người thợ vườn nho sát nhân : 21, 33, 46
13. Bữa tiệc cưới : 22, 1-14
15. Cây vả : 24, 32-33
16. Người đầy tớ trung tín và sáng suốt : 24, 45-51
17. Những cô thiếu nữ khờ dại và những cô khôn ngoan : 25, 1-13
18. Những nén bạc : 25, 14-30.
5. Phần 4 Cộng đoàn Nước Trời (ch.13,53-18,55):
a. Trình thuật (ch 13,53-17): Mt trình bày nền tảng GH sơ khai, khởi đầu từ các tông đồ và dân miền Galilê. 2 đoạn văn quan trọng đặt nền tảng cho GH sơ khai.
• Phêrô tuyên xưng niềm tin vào Thầy của mình (Ch 16,13-20)
• Hai phép lạ hoá bánh ra nhiều ám chỉ đến bí tích Thánh Thể mà ĐGS lập sau này (Ch.14,13-21; 15,32-39) hay (Ga 6)
• Ba việc nhấn mạnh đến vai trò của Phêrô trong GH sơ khai
+ Phêrô đi trên mặt nước (ch.14,28-31)
+ CGS tuyên bố đặt Phêrô làm nền tảng của GH (ch.16,18-19).
+ Phêrô câu cá lấy tiền nộp thuế cho đền thờ, “phần của thầy và phần của con” mang ý nghĩa nối kết chặt chẽ giữa thánh Phêrô và CGS (ch.17,24-27).
b. Diễn từ (ch.18): Bài giảng về đời sống cộng đoàn (Hội thánh)
• CGS dạy về cách sống trong cộng đoàn và những người lãnh đạo dân Chúa (Những người có trách nhiệm).
• Xây dựng cộng đoàn, tạo sự hài hoà trong Hội thánh để tránh những căng thẳng chia rẽ.
6. Phần 5 Sự hoàn tất sắp đến của Nước Trời (ch 19 -25) :
a. Trình thuật (ch.19-23): các sự kiện quy hướng về bài diễn từ chung cuộc.
• Sống khiêm nhường thì mới được vào Nước Trời (ch.19-20)
• CGS vào Giêrusalem đuổi người buôn bán trong đền thờ và tiên báo thời Con Người đã đến, hãy ăn năn hối cải (ch.21,1-17).
• Các thủ lãnh Do Thái tỏ ra ghét Chúa tìm cách gài bẩy Ngài (ch.21,23-22,46).
• ĐGS vạch sự giả hình của người Do Thái (ch.23,1-36).
• CGS than khóc thành Giêrusalem (ch.23,37-39).
b. Diễn từ Cánh chung (Ch.24-25):
• TC loại bỏ dân cũ vì họ bất tín và thiết lập dân mới.
• ĐKT sẽ ngự trị vĩnh viễn giữa và trên dân mới này.
• Dân mới bao gồm những kẻ tin : Gồm Dân Do Thái và dân ngoại, Mt trình bày nhiều dụ ngôn tiêu biểu về những người tin.
+ Dụ ngôn người quản gia trung tín (24,45-51)
+ Dụ nôn mười cô trinh nữ (ch.25,1-13)
+ Mười nến bạc (ch.25,14-30)
• Diễn từ chung cuộc là nét riêng của TM Matthêu, các dụ ngôn này phải đặt trong bối cảnh của Edêkien (Ed 34,3-17).
7. Phần kết luận (26 – 28)
a. Khổ nạn (ch.26-27): Mt có 2 đặc điểm riêng:
• Trình bày ĐGS là người tôi tớ đau khổ (Is 53,12; 52,13), Mt muốn biểu lộ địa vị thần thánh của CGS. ĐGS biết trước những việc sắp xảy ra và Ngài đón nhận.
+ Với Mt sự đau khổ không làm lu mờ bản chất thần tính của CGS
+ Mc, Lc và thư Dt nhấn mạnh về khía cạnh nhân tính của ĐGS
• Theo Mt thì CGS nói nhiều về cuộc khổ nạn của để cắt nghĩa cho các môn đệ qua các diễn biến quan trọng. Nhờ đó, mà các tín hữu hiểu và đón nhận đau khổ trong cuộc sống.
b. Phục Sinh (ch. 28 )
• Mt trình bày theo cách hộ giáo : Trong thời đó, dân Dothái không công nhận CGS sống lại . vì thế, Mt muốn nói đến Chúa sống lại thật bằng sự kiện ngôi mộ trống.
• Về đạo lý của sự kiện Phục Sinh (x. Xh ch.3-4). Giavê ở trên núi Xinai đàm đạo với ông Môsê, và chính Môsê trở lại đem theo lệnh truyền của TC. Cũng như CGS dẫn các môn đệ lên núi và sai các ông đi rao giảng muôn dân vì Ngài đã nhận quyền bính từ Thiên Chúa(= Đn 7,14).

Không có nhận xét nào :