Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

ĐỌC LỜI CHÚA THEO LECTIO DIVINA

ĐỌC LỜI CHÚA THEO LECTIO DIVINA


Trình Bày / Biện Minh / Giới Hạn / Phương Tiện / Áp Dụng

________________________________________

Trình bày phương pháp:

Khi đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh, người ta đi qua đi qua nghĩa văn tự của bản văn Thánh Kinh mà đến nghĩa thiêng liêng. Theo tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1994, nghĩa văn tự của Thánh Kinh không phải là nghĩa đen như trong phái cơ bản, nhưng là nghĩa được diễn tả cách trực tiếp bởi các thánh sử, một nghĩa được hiểu theo phương pháp phân tích lịch sử và văn chương của bản văn. Nghĩa thiêng liêng được hiểu là

nghĩa được diễn tả bởi bản văn Thánh Kinh khi đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong khung cảnh của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ Mầu Nhiệm ấy.

Như thế, có một phạm vi linh đạo trong của các bản văn Thánh Kinh, và người ta có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng khi đi vào phạm vi này. Trong khi một người đi vào phạm vi lịch sử qua việc học hỏi và điều nghiên lịch sử, thì người khác có thể đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh qua Niềm Tin vào Đức Kitô và mở lòng ra đón nhận ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Phải, nếu có những phương pháp để nghiên cứu Thánh Kinh theo lịch sử, thì cũng có phương pháp đọc Thánh Kinh giúp cho người đọc đi vào ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Đương nhiên là phương pháp đưa một người vào vòng ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần và đi sâu vào những cảm nghiệm của đời sống mới trong Đức Kitô phải rất khác các phương pháp đọc Thánh Kinh khác. Phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo này được truyền thống Công Giáo gọi là Lectio Divina.

Phương pháp đọc bản văn Thánh Kinh này có 4 giai đoạn:

1. Lectio (Đọc) -- Chậm rãi đọc bản văn với sự chú ý và tâm đầu óc cởi mở.

2. Meditatio (Suy Niệm) -- Suy niện về đoạn Thánh Linh vừa đọc; tập trung tư tưởng vào đoạn Thánh Kinh ấy; đi vào đoạn Thánh Kinh bằng trí tưởng tượng, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong ThánhKinh.

3. Oratio (Cầu Nguyện) -- Đáp lại lời bạn vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Thánh Kinh; nhập cuộc đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả đoạn Thánh Kinh này.

4. Contemplatio (Chiêm Nghiệm) -- Im lặng. Hiện diện. Kính mến. Kết hợp. (Đây là mục đích của đọc Thánh Kinh theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng).

Tác giả về linh đạo, Á Thánh Columba Marmion, tóm tắt bốn giai đoạn của Lectio Divina như sau:

Chúng ta đọc (lectio) Dưới đôi mắt của Thiên Chúa (meditatio) Cho đến khi Ngài chạm đến tâm hồn chúng ta (oratio) Và nó bùng cháy (contemplatio)

[Trích dẫn từ Thelma Hall trong Too Deep for Words: Rediscovering Lectio Divina, (Paulist, 1988) tr. 44 ]

________________________________________

Biện minh cho phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo

Trong giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo, chỉ học Thánh Kinh qua sách vở hay trường học thì không thể hiểu được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà phải nhờ cầu nguyện. Cần phải cầu nguyện xin ơn Chúa thì mới hiểu được các câu trong Thánh Kinh. Các bản văn Thánh Kinh này không thể được hoàn toàn hiểu trong phạm vi lịch sử và văn chương được vì các bản văn này cũng thuộc về phạm vi tinh thần. Cách sách này tuy lúc nào cũng thuộc về thế giới chúng ta, nhưng lại phải được đọc như do trời ban xuống, siêu vượt giương gian, như là một sự truyền thông và tự tỏ mình ra của Thiên Chúa. Trong diễn từ trước Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1974 Đức Thánh Cha Phaolô VI ghi chú sự giới hạn của việc nghiên cứu Kinh Thánh kinh viện và sự cần thiết của việc mở tâm trí ra đón nhận sứ điệp của Thiên Chúa:

Cần phải có một sự mở lòng thật sự tuyệt đối với Mầu Nhiệm của Thiên Chúa Tình Yêu, nếu không nhà chú giải sẽ mãi mãi bị mù mờ trong tối tăm bất kể trình độ thức giả của người ấy.

Điều đáng ghi chú là năm 1943, Đức Thánh Cha Piô XII đã dùng lời khuyên của Thánh Augustinô đểkết luận Tông Thư Divino Afflante Spiritu, một Tông Thư khuyến khích việc dùng phương pháp lịch sử và văn chương để nghiên cứu Thánh Kinh, rằng:

Vậy, các nhà chú giải các Lời Sấm của Thiên Chúa hãy chăm chỉ thi hành công việc thánh này với tất cả tâm hồn của họ. "Là họ hãy cầu nguyện để họ có thể hiểu."

Sự cần thiết của việc đọc Thánh Kinh theo linh đạo được đâm rễ trong sự hiểu biết của Công Giáo về Thánh Kinh như là phương tiện truyền thông của Thiên Chúa:

Bởi vì trong các Sách Thánh, Chúa Cha là Đấng ngự trên Trời gặp gỡ con cái của Ngài với tình yêu cao cả, và nói với chúng; sức mạnh và quyền năng của Lời Chúa thì thật lớn lao đến nỗi Lời này đứng như là một cột trụ nâng đỡ và năng lượng cho Hội Thánh, cho sức mạnh của Đức Tin của con cái Hội Thánh, lương thực cho linh hồn, nguồn sống thiêng liêng tinh tuyền và vĩnh cửu. (Dei Verbum 22)

________________________________________

Giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo

Giáo huấn Công Giáo về giải thích Thánh Kinh thường cảnh cáo việc lạm dụng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo linh đạo mà dẫn đến các giải thích chủ quan hoặc ức đoán, với đặc tính là quá ngoại ngôn trong mọi chi tiết của các câu Thánh Kinh. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh cảnh cáo tất cả những giải thích xa lạ với chủ ý đầu tiên của các thánh sử. Người ta có thể tìm thấy ý nghĩa đầy đủ và thâm sâu hơn của các câu Kinh Thánh trong lịch sử cứu độ khi các câu này được thể hiên qua việc Chúa Giêsu xuống thế, nhưng những giải thích theo linh đạo không được tự tách rời khỏi nguồn gốc của nó mà ở đó Lới nguyên thủy của Thiên Chúa được truyền thông trong lịch sử.

Đọc Thánh Kinh theo linh đạo cũng phải tránh các giải thích theo cá nhân. Người ta phải đọc và suy niệm về Thánh Kinh trong Đức Tin của Hội Thánh. Các giải thích theo linh đạo của các Giáo Phụ và các tác giả linh đạo sau này, luôn luôn có giá trị và sáng suốt, mặc dù đôi khi các ngài dùng phép dụ ngôn quá nhiều vì các ngài giải thích Thánh Kinh theo suy loại Đức Tin, theo sứ điệp của toàn bộ Thánh Kinh được đọc theo truyền thống quy hướng về Đức Kitô của Hội Thánh.

________________________________________

Phương Tiện

• Một sách nhập môn về thực hành Lectio Divina hiện đại là sách Too Deep for Words: Rediscovering Lectio Divina (Paulist) của Thelma Hall. Cũng xem bài The Ancient Art of Lectio Divina của Luke Dysinger trên Internet.

• Các sách của các Thánh, các nhà thần bí, và các vị linh hướng, đặc biệt là các suy tư của các vị ấy về các đoạn Thánh Kinh, có thể được đọc như các mẫu cho Lectio Divina. Các tác giả này có thể được đọc như những nhà chú giải Thánh Kinh khác -- các nhà chú giải này có thể thiếu kiến thức về phạm vi lịch sử hay văn chương (thế giới đằng sau và ở trong bản văn), nhưng đã leo lên đỉnh cao của phạm vi linh đạo (thế giới bên trên bản văn). Có thể tìm thấy nhiều ví dụ trong bộ Classics of Western Spirituality của Paulist Press. Trong vài trường hợp, các bộ này gồm thư mục về Thánh Kinh có thể được dùng để tìm các suy tư của các tác giả linh đạo về một câu Thánh Kinh nào đó.

• Message of Biblical Spirituality là một bộ sách mới được Liturgical Press xuất bản, chú trọng đần sứ điệp thiêng liêng của các sách trong Thánh Kinh.

• The Navarre Bible New Testament (Scepter Publishers). Với Tân Ước của RSV và chú giải của các giáo su Đại Học Navarre, Tây Ban Nha, gồm có các giải t thíchi của các Giáo Phụ, các Đức Giáo Hoàng, Công Đồng Vaticanô II, Giáo Lý, cũng như các tác giả linh đạo nổi danh như thánh Josemaria Escriva, Cũng đã xuất bản: The Navarre Bible: Pentateuch. (Scepter Publishers) và nhiều sách Cựu Ước khác.

• Mark P. Shea. Making Senses Out of Scripture: Reading the Bible As the First Christians Did. (Basilica Press) cung cấp cho chúng ta bài học nhập môn vầ bốn nghĩa của Thánh Kinh, trong đó nghĩa văn chương, và linh đạo của các đoạn văn Thánh Kinh được hoà hợp với nhau.

• Một tác giả linh đạo Việt Nam mà bạn nên đọc là Đức Cha JB Bùi Tuần (Chú Thích của dịch giả) và Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn văn Thuận...

________________________________________

Áp Dụng

Hãy đọc một số bài trên Internet về Lectio Divina và thực hành cách vừa đọc Thánh Kinh vừa suy niệm và cầu nguyện này bằng đoạn Thánh Kinh của bạn. Hãy ghi lại những gì bạn hiểu được trong câu này hay ghi lại một lời cầu nguyện để đáp lại lờ trong câu này. Lectio Divina giúp bạn hiểu câu này thế nào? (Nhớ giử sự liên tục giữa nghĩa lịch sử và văn tự với câu này và sự hiểu biết tâm linh mà bạn đạt được nhờ suy niêm và cầu nguyện).

Tìm một thí dụ về những suy niệm về bài Thánh Kinh của bạn theo linh đạo trong thủ bút của một vị Thánh, một nhà thần bí, hay một tác giả linh đạo khác. Tác giả giúp bạn hiểu thêm gì về đoạn văn? So sánh với những giải thích thiên về phương pháp phân tích lịch sử và văn chương, thì những hiểu biết này thế nào?
PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ LỜI CHÚA


---oOo---

Mục đích giúp các nhóm viên biết Sống Lời Chúa trong mọi lúc phản ứng, suy nghĩ, nói năng, hành động, để dần dần trở nên giống Chúa.

I. Chuẩn bị

A- Trước giờ chia sẻ: (10 phút)

1/ Gặp gỡ trao đổi vui buồn tuần qua, tháng qua...

2/ Chọn đoạn Phúc Âm phù hợp, bầuTrưởng Nhóm, Thư ký ghi chép.

B- Trong giờ Chia sẻ: (40 phút)

1/ Cầu nguyện tự phát hoặc hát xin ơn Thánh Thần.

2/ Nhớ không phân biệt tuổi tác, nam với nữ, tu với đời.

3/ Phá bỏ hàng rào ngăn cách để Chúa Thánh Thần làm việc.

4/ Lắng nghe anh em nói về Chúa để sống sự hiệp nhất.

5/ Khi Ơn Chúa đánh động cho một người là cho cả Nhóm.

6/ Nghe nói về khó khăn, chia sẻ để nỗ lực để cảm thông.

7/ Mỗi người nói lên những việc Chúa làm trong đời mình nhất là những khó khăn đang phải đối đầu. (1 đến 2 phút)

8/ Chỉ nên nói những Cảm nghiệm Sống Lời Chúa của mình.

9/ Nhóm viên không nên đối chất, tranh luận ý của bạn vừa chia sẻ (vì chia sẻ khác với học hỏi, hội thoại)

10/ Nhóm viên luôn dùng chữ Tôi hay Con, tránh dùng chữ : “Chúng ta”. (Vì như vậy là dạy bảo, khuyên răn người khác)

11/ Trưởng Nhóm không gây áp lực, chỉ tạo điều kiện cho nhóm viên chia sẻ theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

12/ Cả Nhóm sẽ dốc quyết một việc làm cụ thể trong tuần.

13/ Mọi người đứng lên cầu nguyện tự phát xin Chúa giúp mình Sống điều mình vừa quyết tâm. Hát một bài kết phần Chia sẻ.

C- Đúc kết lượng giá: (10 phút)

1/ Mọi người cùng vui vẻ đóng góp cho buổi Chia sẻ tốt đẹp hơn.

2/ Chọn đề tài cho tuần tới, tháng sau, nhắc nhở việc cần làm...



PHƯƠNG PHÁP CHIA SẼ LỜI CHÚA THEO BẢY BƯỚC



1.Chúng ta kính mời Chúa đến

• Xin một anh chị mời Chúa đến bằng một lời cầu nguyện.

2. Chúng ta đọc bản văn

• Xin mở tin mừng…chương…(2 lần)

• Xin mời một anh chị đọc câu…

3. Chúng ta rút ra một vài từ và suy niệm

• Chúng ta rút ra một vài từ hoặc một câu ngắn –đọc lên lớn tiếng trong thái độ cầu nguyện và giữ thinh lặng ở giữa.

• Xin một anh chị đọc lại bản văn một lần nữa.

4. Trong thinh lặng chúng ta để Chúa nói với chúng ta

• Chúng ta giữ thinh lặng trong…phút và lắng nghe Chúa nói với chúng ta.

5.Chúng Ta chia sẽ điều chúng ta lắng nghe từ trong cõi lòng

• Điều gì đánh động anh chị ?

• Chúng ta đã sống như thế nào “Lời hằng sống” ?

6. Chúng ta thảo luận một công việc mà cả nhóm được mời gọi thực hiện

• Tường trình công việc cũ;

• Công việc mới nào cần được thực hiện ?

7. Chúng ta cầu nguyện tự phát

• Xin các anh chị dâng lời cầu nguyện.

(Kết thúc một lời kinh hoặc một bài thánh ca mà mọi người đều thuộc).
PHƯƠNG PHÁP CỦA HỒNG Y MARTINI




1. Chuẩn bị (đứng)

* Dấu Thánh giá

* Hát bài về Chúa Thánh Thần.

* Lời nguyện của người hướng dẫn

2. Lắng nghe Lời Chúa (đứng)

* Nghe công bố Lời Chúa

* Ngồi thinh lặng (khoảng 5 phút)

* Nghe lại Lời Chúa lần II (người xướng đứng, tất cả ngồi ngồi).

3. Cầu nguyện và chia sẻ.

* Lời chúa nói với tôi những gì và tác động trên tôi ra sao ?

* Mỗi người chia sẻ một hoặc hai ý tưởng, những từ, những câu đã đánh động tôi nhất.

* Lời Chúa mời gọi tôi sống như thế nào ?

* Qua lời chia sẽ của những người trong nhóm nói với tôi những gì và tác động trên tôi ra sao ?

* Dành 5 phut để ghi lại những gì tôi đã nhận được trong cầu nguyện và qua lời chia sẻ của người trong nhóm. Đó có thể là một lời mời gọi hoán cải rất củ thể trong tương quan giữa tôi với Thiên Chúa, với tha nhân hay với mọi chuyện khác của đời sống thường ngày.

4. Kết thúc.

* Lời nguyện tạ ơn tự phát

* Lời nguyện kết thúc của người hướng dẫn

* Hát bài kết thúc





PHƯƠNG PHÁP CHIA SẼ LỜI CHÚA THEO BẢY BƯỚC



1.Chúng ta kính mời chúa đến

• Xin một anh chị mời Chúa đến bằng một lời cầu nguyện.

2.Chúng Ta đọc bản văn

• Xin mở tin mừng…chương…(2 lần)

• Xin mời một anh chị đọc câu…

3.CHÚNG TA RÚT RA MỘT VÀI TỪ VÀ SUY NIỆM

• Chúng ta rút ra một vài từ hoặc một câu ngắn –đọc lên lớn tiếng trong thái độ cầu nguyện và giữ thinh lặng ở giữa.

• Xin một anh chị đọc lại bản văn một lần nữa.

4.TRONG THINH LẶNG CHÚNG TA ĐỂ CHÚA NÓI VỚI CHÚNG TA

• Chúng ta giữ thinh lặng trong…phút và lắng nghe Chúa nói với chúng ta.

5.CHÚNG TA CHIA SẺ ĐIỀU CHÚNG TA LẮNG NGHE TỪ TRONG CÕI LÒNG

• Điều gì đánh động anh chị ?

• Chúng ta đã sống như thế nào “Lời hằng sống” ?

6.CHÚNG TA THẢO LUẬN MỘT CÔNG VIỆC MÀ CẢ NHÓM ĐƯỢC MỜI GỌI THỰC HIỆN

• Tường trình công việc cũ;

• Công việc mới nào cần được thực hiện ?

7.CHÚNG TA CẦU NGUYỆN TỰ PHÁT

• Xin các anh chị dâng lời cầu nguyện.

(Kết thúc một lời kinh hoặc một bài thánh ca mà mọi người đều thuộc).